Link của part 1 ở đây dành cho bạn nào chưa đọc. Phần 2 mình viết ngay sau khi đi Thái về, với những thông tin update nhất và kinh nghiệm d...





Link của part 1 ở đây dành cho bạn nào chưa đọc.

Phần 2 mình viết ngay sau khi đi Thái về, với những thông tin update nhất và kinh nghiệm di chuyển từ Bangkok đến đảo Samui (Koh Samui) bằng train + bus + boat.

Nhà ga Hualampong nơi các bạn có thể mua vé tàu tới các địa điểm du lịch ở Thái Lan như ChiangMai, Chiang Rai, Phuket, Koh Samui

1. Đầu tiên phải kể ngay về trang web seat61.com. Đây là một trang web hữu ích dành cho bạn nào muốn tham khảo phương án di chuyển bằng đường bộ (tàu+bus) không chỉ Thái lan, mà trong khu vực ĐNA, châu Á đến toàn thế giới. Bài viết có ảnh minh họa sinh động, giá cả được cập nhật chính xác, thông tin chi tiết về từng loại hình vận tải khác nhau, timetable và địa điểm.
Chuyến đi ra đảo cực kì dễ chịu và yên tâm vì mình tham khảo trước sau đó ra ga Hua Lampong theo hướng dẫn trên website và được nhân viên tư vấn mua combo vé train+bus+boat đến tận Koh Samui.

Cũng vừa giới thiệu cho một cậu bạn  tham khảo cách di chuyển từ Bangkok về tpHCM bằng bus từ website này. Với những người không đặt thời gian lên làm ưu tiên, đồng thời có sức khỏe thì di chuyển bằng đường bộ cũng là một phương án đáng cân nhắc :D 

2. Tiếp theo là cách đi từ sân bay về trung tâm Bangkok. Ngoài taxi có giá ~1000baht/xe 4 chỗ, mình chọn phương án đi tàu điện. Có 2 đường tàu điện từ sân bay Suvanabumi vào trung tâm: thứ nhất là tàu nhanh, không dừng ở trạm nào, có giá 90 baht, cách 1 tiếng có 1 chuyến. Thứ 2 là tàu chậm-hơn, dừng ở khoảng 10 bến, bến cuối có tên Phaya Thai nằm trong trung tâm thành phố. Loại tàu thứ 2 phổ biến hơn, có giá khoảng 45baht, 15p 1 chuyến, chỉ mất 20p là vào đến trung tâm thành phố thôi. Trong ảnh là token của loại tàu thứ 2, đi từ sân bay đến bến Mekasan hết 35 baht.
Tàu điện ngầm cũng dùng loại vé điện tử như đồng xu này và tàu trên không (viết tắt là BTS) dùng thẻ quẹt.

Từ sân bay Suvanabumi, các bạn đi xuống tầng dưới cùng để mua vé và đón tàu. Nếu không tìm thấy thì nhớ chủ động hỏi quầy Thông tin du lịch, nhân viên sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bạn mua vé.

3. Về di chuyển trong thành phố, các bạn có thể xem cụ thể hơn tại post này:  http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2015/04/cac-phuong-tien-di-chuyen-o-bangkok.html


Các bạn đi riêng lẻ hoặc 2 người có thể chọn bus/tàu điện ngầm(MRT)/tàu cao tốc trên không(BTS). Giá của mỗi chuyến MRT/BTS thường là 20baht cho bến đầu tiên, các bến sau giảm lũy tiến, tức là nếu đi 1 bến thì có giá 18-20 baht gì đó, nhưng đi 5 bến thì chỉ còn 35-40baht mà thôi. Bản đồ được phát rất sẵn ở các quầy thông tin du lịch, đã kèm luôn bản đồ các bến giao thông công cộng, hoặc các bạn có thể hỏi bất cứ phòng vé, nhân viên bảo vệ (mặc đồng phục), người ta có thể hướng dẫn cụ thể luôn không phải ngại.
Đây là vé tàu điện trên không có kèm bản đồ 2 tuyến tàu điện chính trong thành phố

Màn hình luôn có 2 ngôn ngữ tiếng Anh/tiếng Thái rất dễ sử dụng nhé.

Cũng giống như bắt xe bus, bạn cần xác định bạn đang đi về hướng nào để xếp hàng lên tàu chạy đúng về hướng đó.

4. Cách mặc cả khi đi chợ  : tùy theo sản phẩm mà mặc cả, nếu sản phẩm có chất lượng tốt, ví dụ made in Thailand, 100% cotton, nhãn mác lịch sự thì mặc cả 30%. Các bạn teenager Thái hay có các sản phẩm tự design rất cá tính, chất lượng tốt, local brand như Boo ở VN vậy, giá dao động trong khoảng 180-300 baht, thường là fix price, hoặc mua nhiều thì giảm trên total bill. Nếu hàng chợ sản xuất đại trà, áo tshirt nhăng nhố bậy bạ thì 120/áo 3 lỗ, 180/áo có tay thôi nhé. Đặc biệt, các cửa hàng có người Ấn Độ bán, nếu nói là người Việt Nam (thực ra chỉ cần không phải là Tàu) thì có thể nhận được ưu đãi hơn nữa :)) 



Chuyện có thật là mình vào giới thiệu là Việt Nam, not China, thế là ông bán hàng bắt tay niềm nở giới thiệu lia lịa, bảo 'Việt nam good đấy, China á, xem xem như này này, rồi bỏ đi, not good gì cả' :)) Sau đó mua đc 1 cái áo 3 lỗ 120 baht mà ban đầu hét 200 baht. Còn dân Thái thì thoải mái mặc cả, không mua thì thôi, chào lịch sự và đi ra, không bao giờ có chuyện quát mắng đốt vía như mấy mẹ Đồng Xuân.

Thu hoạch của một buổi chiều shopping với bạn người yêu "hờ"

Đây là một shop chuyên bán đồ Thailand xuất khẩu, cũng trò xé mác, cắt tag giống VNXK. Mua được khá nhiều đồ ở đây đèm đẹp nên share với các bạn, tầng 3 nhé.

5. Ngủ gật 3 ngày viết mãi không xong, giật mình tỉnh dậy post tạm, ngày mai viết tiếp phần ở đảo và up ảnh nốt zZz






Đọc thêm các bài viết về du lịch Thái Lan ở đây 

1. Hỏi-Đáp Koh Samui http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2015/02/hoi-ap-koh-samui.html
2. Mua gì ở Bangkok
phần 1 : http://blog.hatmem.com/2014/04/mua-gi-o-bangkok.html
phần 2 : http://blog.
hatmem.com/2014/04/mua-gi-o-bangkok-p2.html
3. Songkran - năm mới của người Thái : http://hatmem.blogspot.com/2014/04/on-nam-moi-songkran-cung-nguoi-dan-thai.html 
4. Zone9 của Bangkok : http://blog.hatmem.com/2014/04/en-bangkok-choi-gi.html
5. Koh Samui - hòn đảo nghỉ dưỡng : http://blog.hatmem.com/2014/07/5-li-do-e-en-koh-samui.html

6. Du lịch bụi ở Bangkok 
phần 1 : http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2013/07/thailand-on-shoestring.html
phần 2 : http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2013/08/thailand-on-shoesstring-part-2.html
7. Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật ở Bangkok http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2014/11/bangkok-art-and-culture-center-trung.html

8. Du lịch Huahin http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2014/11/du-lich-bui-o-huahin-thai-lan.html
9. Một vài khách sạn ở Bangkok http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2014/10/review-mot-vai-ia-iem-khach-san-o.html 
10. Lễ hội thđèn trời Loy Krathong http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2015/04/yi-peng-va-loy-krathong.html
11. Các món ăn đường phố của Thái Lan http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2014/08/cac-mon-uong-pho-cua-thai-lan.html