Mình thích tự gọi mình là Flash-packer hơn là Back-packer. Back-packers gần với khái niệm "phượt", một chút khắc nghiệt, một chút ...

Mình thích tự gọi mình là Flash-packer hơn là Back-packer. Back-packers gần với khái niệm "phượt", một chút khắc nghiệt, một chút thử thách, bụi phủi, tự tin và tự tại. Mình thì không thế. Vẫn đi máy bay, ở khách sạn, điện thoại máy ảnh công nghệ cao, đi chơi về phải tắm, quần áo thay xong phải giặt, du lịch ẩm thực, du lịch shopping ở các thành phố hiện đại tiện nghi. Một phần vì mình dị ứng với cách các bạn dùng từ phượt, nên mình đã cố công tìm một vài terms/khái niệm khác nhau để chỉ hình thái du lịch này, và khá tâm đắc với khái niệm FLASH-PACKERS :  flashpackers are actually just the growing number of ‘techno-travelers’ out there. They’ve got iPods and digital cameras. They’re travelling with their laptops. They want to blog and broadcast live video streams of their travel experiences, so they need free WiFi at their hostel.  Tóm lại là du lịch thung thướng :))

Thung thướng như thế nào trong quỹ tiền eo hẹp là một câu hỏi rất hay. Cái khó nó bóp cho cái khôn lòi ra, mình chia sẻ ở đây 10 mẹo tiết kiệm khi đi du lịch theo kinh nghiệm của mình, bạn nào thấy hay thì share, thấy thiếu thì bổ sung nhé :D


Dài dòng quá, bắt đầu luôn :

1. Tất nhiên là vé rẻ : khâu đầu tiên trong một chuyến đi luôn là phương tiện di chuyển. Mình đã viết một bài về Cách mua vé máy giá rẻ trên blog này rồi, các bạn click vào đọc cho đỡ phải tìm :D
Ngoài ra, khi không có vé máy bay, mình chọn xe bus hoặc tàu hỏa chạy đêm, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền, mà lại được thử các loại phương tiện khác nhau.

Mình khá thích đi tàu hỏa, vì một vài lí do liên quan đến tình cảm. Đây là chuyến tàu Hà Nội-Đà Nẵng năm 2011, năm 2013 mình cũng đi tàu hỏa sang Trung Quốc nữa, tổng cộng di chuyển hơn 40 tiếng, mà lại còn là tàu đứng nữa, thật là kinh hoàng!!

2. Hành lý xách tay : việc chúng ta phải chấp nhận từ bỏ lựa chọn "Thêm hành lý kí gửi" vào tiền vé, trên thực tế, mang lại kha khá lợi ích

- Tiết kiệm tiền vé: hành lý kí gửi thường có giá 15-20$ mỗi chiều, nếu đi du lịch trong nước, hoặc các nước láng giếng, các bạn sẽ lợi kha khá nếu chấp nhận mang ít đồ và chỉ mang đồ quần áo nhẹ nhàng

- Luôn có sẵn những đồ mình cần: Mỗi người, dù không mua hành lý kí gửi, cũng đều được phép mang 1 balo đeo lưng và 1 túi xách cá nhân (một số sân bay cho mang thêm túi đựng laptop) và tổng cân nặng không quá 10kg. Các bạn nên chia hành lý thành những khu vực riêng như đồ nào cần dùng thường xuyên (passport, ví tiền, điện thoại) để cho vào túi xách tay cá nhân, và quần áo, đồ dùng sinh hoạt đựng trong balo. Việc phân chia này sẽ giúp bạn quản lý được hành trang cá nhân một cách dễ dàng hơn.

Để tránh tình trạng bị quá cân, các bạn cần cân cẩn thận trước khi ra sân bay. Ngoài chỉ tiêu cân nặng, một số hãng máy bay có yêu cầu về kích cỡ, ví dụ như lần trc mình đi từ Thái về VN, suýt nữa bị thêm tiền vì vali dày quá, nhét không lọt cái khung kiểm tra kích cỡ. Ngoài ra, khi đi, các bạn cũng nên chừa 1,2kg để phòng trường hợp mua thêm đồ để sử dụng hoặc làm quà tặng lúc về nhé.

Cách đóng đồ để tiết kiệm cân nặng là list ra những thứ đồ phải mang theo, đánh số thứ tự theo mức độ ưu tiên, bạn sẽ thấy kha khá đồ không cần thiết hoặc có thể thay thế/tích hợp chức năng, một số đồ các bạn có thể mua trên đường đi mà không cần mang theo.


3. Luôn thư giãn : Trừ thời gian ngủ, mình giết thời gian trên tàu xe bằng cách bỏ giày, vươn duỗi chân tay, mát xa chân, tập vài động tác thể dục đơn giản để cơ thể linh hoạt, không mất nhiều thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức tại khách sạn.

4. Chấp nhận du lịch vào mùa thấp điểm : Mùa CAO điểm nghĩa là giá phòng tăng, mật độ khách du lịch tăng, dịch vụ kém. Nếu thời gian cho phép, hãy lên kế hoạch sớm để du lịch vào mùa thấp điểm hoặc chọn các lễ hội địa phương để đến tham quan.

5. Tự mang nước theo : Ít người để ý rằng, khi đi du lịch, cơ thể tiêu thụ nước hơn lượng bình thường rất nhiều và tiền mua nước uống là một khoản kha khá gồm nhiều khoản lắt nhắt dồn lại. Trừ phi đó là đồ uống đặc sản địa phương, bạn hãy tiết kiệm tiền đồ uống bằng cách dùng nước đun sôi để nguội ở khách sạn. 

6. Ăn đồ ăn đường phố : một khách du lịch nào đó nhận xét rằng ở Việt Nam "những món ăn ngon nhất được phục vụ trên vỉa hè", điều này tương đối đúng với các nước châu Á. Ý mình ở đây là hãy ăn như dân bản xứ thay vì nhảy vào các nhà hàng được review cho khách du lịch, bởi đó là cách tiết kiệm nhất để thưởng thức ẩm thực của vùng miền đó. (mặc dù không phải lúc nào cũng ngon :))) Muốn tham khảo giá thì chả có cách nào tuyệt hơn là dành ít thời gian lượn chợ, siêu thị xem ngắm, buôn chuyện, để nắm được mức sống ở đó và tiện bề mặc cả. Ở Trung Quốc, để tiết kiệm chi phí mình đã đi chợ và nhờ nấu ở nhà bạn, há hốc mồm vì rau gì ở TQ cũng to, cọng giá to gấp 5-6 lần giá Việt Nam, quả bí xanh ngắn ngủn nhưng đường kính bằng quả bí ngô.

Cháo quẩy HK, toàn quẩy với gan, mút mãi được tí cháo

7. Để dành buổi tiệc tùng thác loạn đến ngày cuối cùng : lí do rất đơn giản là bạn sẽ không phải để dành sức để đi chơi vào ngày hôm sau. Tất nhiên, nhớ đặt đồng hồ kẻo trễ chuyến bay về nhà :))

8. Đổi tiền trước khi đi hoặc nắm rõ tỉ giá trước khi đi. Mang nhiều tiền mặt thì hơi bất tiện, các bạn có thể cầm theo USD và đổi tại các exchange booth, và chớ có đổi ngay tại booth đầu tiên bạn nhìn thấy. Cứ lòng vòng cân đối khoảng 2,3 cái để chọn ra tỉ giá tốt nhất rồi hẵng đổi nhé. Một số siêu thị, nhà hàng cũng chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ hoặc dùng thẻ, nếu không thể đổi thì bạn có thể chủ động đề nghị họ. Bạn nào dùng thẻ thì nhớ là sẽ bị trừ phí chuyển đổi ngoại tệ.

9.Tạm biệt khách sạn, chào mừng đến với nhà nghỉ : Mình đã từng thử dorm, couchsurf, airbnb, homestay, hostel để giảm chi phí. Số lượng người đi ảnh hưởng khá nhiều đến yếu tố này, nếu đi đoàn đông, 1 phòng dorm 6-8 giường là một lựa chọn tuyệt vời, nếu bạn toàn nữ thì có thể tìm female dorm cho an toàn, nếu đi ít người thì homestay hoặc couchsurf là tiết kiệm nhất. Miễn là tài khoản ngân hàng của bạn có đủ để chi trả ít nhất 1 đêm tại khách sạn ngoài trong trường hợp xấu (chủ nhà không tốt, bạn ở cùng giở chứng) thì bạn có thể yên tâm ngủ đâu cũng được

Hệ thống giao thông công cộng ở Singapore và Thái Lan khá thân thiện
http://tourdulichcampuchiare.blogspot.com/2015/04/cac-phuong-tien-di-chuyen-o-bangkok.html
10. Tiết kiệm tiền đi lại  Để tiết kiệm khoản này thì đi bộ (nếu thể lực tốt hoặc đoạn đường gần) hoặc chọn các phương tiện công cộng (bus/tàu/xe điện) là bắt buộc. Mình luôn nhắc các bạn rằng đến sân bay hoặc nhà ga nào cũng nên xin một cuốn bản đồ thành phố dành cho khách du lịch để nắm được khu vực mình đang đứng, khu vực mình định đến. Định hình một lịch trình sẵn trong đầu để tránh tình trạng chạy vòng vòng quanh thành phố nha. 


 Như thường lệ là các ảnh ít liên quan minh họa cho bài viết :

 Vểnh râu ngắm các anh chơi bóng chuyền ở biển Cửa Đại
 Bảo tàng Chăm - Đà Nẵng
 Đồ ăn trên máy bay luôn là những bất ngờ thú vị.

 Tận dụng tối đa internet chùa, wifi chùa để không mất tiền mua sim.

Tranh thủ ăn đặc sản địa phương, vì ở địa phương thì rẻ mà ở VN lại đắt lòi kèn huhu



Vậy thôi, hết rồi, bạn nào có mẹo gì hay ho thì chia sẻ nha, dạng như bao cao su có thể dùng làm bọc giày da khi đi trời mưa nè, băng vệ sinh thỉnh thoảng dùng thay gạc, băng vết thương và cầm máu nè, suitcase tag/thẻ đeo hành lý ghi rõ tên tuổi tránh nhầm lẫn mất đồ phiền phức nè, vân vân và vân vân

Chúc các bạn đi vui và tiết kiệm :D